Nếu bạn đã từng truy cập vào website của những thương hiệu chăm sóc da năm vừa rồi, không khó để bạn có thể bắt gặp một dụng cụ massage Gua Sha. Với hình dáng trơn nhẵn, mượt và thường được làm từ những loại đá quý. Phương pháp trị liệu Gua Sha cũng có nguồn gốc lịch sử đầy ấn tượng. Để tìm hiểu thêm về loại dụng cụ này và những lợi ích về chăm sóc cơ thể chúng tôi đã hỏi ý kiến chuyên gia và được giải đáp dưới đây.
Massage Gua Sha là gì?
Bác sĩ Ervina Wu, Tiến sĩ, chuyên gia châm cứu có chứng nhận và là người đồng sáng lập Yina cho biết rằng trong tiếng Trung, ‘Gua’ có nghĩa là ‘cạo’ và ‘Sha’ có nghĩa là ‘đốm xuất huyêt’ ( là những chấm tròn nhỏ màu đỏ, nâu hoặc tím, do tổn thương hoặc vỡ mạch máu dưới da, dẫn đến xuất hiện chấm xuất huyết). Ban đầu phương pháp massage Gua Sha trị liệu trên toàn cơ thể, tuy nhiên không được chú ý lớn cho đến khi những kỹ thuật massage mặt trở nên phổ biến rộng rãi gần đây.
Điểm mấu chốt là cạo da (thường là lưng trên) để tăng cường lưu lượng máu, giải phóng nhiệt độc, kích thích hệ thống thoát bạch huyết, kích hoạt các điểm khác nhau của cơ thể và đưa các tế bào hữu ích đến khu vực bằng cách kích thích phản ứng miễn dịch. Sau khi trị liệu massage Gua sha có thể tạo ra vêt đỏ trên da, tuy nhiên sẽ biến mất trong vài ngày.
Đối với các tín đồ chăm sóc da, có thể lần đầu tiên nhìn thấy dụng cụ massage Gua Sha là qua website hoặc một video hướng dẫn nào đó và massage Gua Sha với đá quý trên vùng mặt có thể khiến da bạn mịn màng và được nâng cơ ngay sau khi áp dụng. Phương pháp này có tác dụng thư giãn cơ bắp, tái tạo năng lượng, kích thích máu di chuyển, và loại bỏ độc tố. Khi áp dụng cho khuôn mặt, Gua Sha bằng đá tạo ra các tổn thương nhỏ trên da. Quá trình này kích thích tái tạo và sản sinh collagen phục hồi, giúp da thêm căng mịn cũng như giảm bớt các dấu hiệu lão hóa.
Hiện nay, một biến thể khác của Gua Sha chính là con lăn massage đá quý. “Các loại đá này thường chứa ion âm. Trong khi đó, những người hiện đại thường có xu hướng ít vận động và dư thừa ion dương. Sự mất cân bằng năng lượng trong cơ thể khiến cho nhiều kinh mạch bị tắc nghẽn, khí huyết không được lưu thông. Đây là nguyên nhân dẫn tới nhiều cân bằng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da”, Solomon lý giải.
Kỹ thuật massage Gua Sha
Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ giúp cho lỗ chân lông thông thoáng. Lựa chọn công cụ Gua Sha phù hợp tùy theo hình dạng, kích thước và loại đá.
Bôi một lớp serum chuyên sâu lên bề mặt đá và da. Bạn có thể tùy chọn loại serum phù hợp với nhu cầu từng loại da.
Đặt đá lên mặt và bắt đầu massage bằng lực nhẹ nhất rồi tăng dần ở mức vừa phải. Tránh tình trạng dùng lực quá mạnh gây tổn thương da mặt.
Bắt đầu di chuyển đá trên da theo 2 cách: chuyển động đá tròn nhỏ và chuyển động đá sang hai bên má theo hướng kéo lên. Bạn nên di chuyển đá từ cằm, lên má đến thái dương và trán. Sau đó, tiếp tục massage cho vùng cổ theo chuyển động dọc.
Sử dụng xong, bạn nên vệ sinh đá bằng nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, hãy để khô ráo trong nơi mát rồi sử dụng để tránh gây viêm nhiễm da.
(Elle.vn)
Sản phẩm kết hợp: Serum Hemia
Sản phẩm kết hợp: Mặt nạ dưỡng da Hemia
Massage Gua Sha có để lại vết bầm tím hay không?
Thình thoảng Gua Sha sẽ để lại vết bầm tím trên da nếu bạn sử dụng lực nhiều, và cọ sát mạnh lên da làm các mạch máu nhỏ bị vỡ hoặc chảy máu nhỏ dưới da. Để giảm tình trạng trên, bạn có thể chườm đá lên phần da bị mẫn cảm. Tuy nhiên đó là dấu hiệu trị liệu có hiệu quả. Các vết bầm tím sẽ biến mất trong vài ngày. Chú ý, không áp dụng phương pháp massage Gua Sha trong 6 tuần đầu sau khi tiến hành bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào.
Nguồn tham khảo: Elle.vn và harpersbazaar.com