Ánh Sáng Xanh Và Những Ảnh Hưởng Đến Da Mà Bạn Có Thể Chưa Biết

Ánh Sáng Xanh Và Những Ảnh Hưởng Đến Da Mà Bạn Có Thể Chưa Biết

Xã hội càng phát triển, con người càng có xu hướng lệ thuộc vào các thiết bị điện tử công nghệ. Từ công việc hàng ngày đến sở thích lướt web, trò chuyện qua màn hình máy tính, điện thoại khiến cơ thể tiếp xúc và chịu ảnh hưởng xấu của một loại ánh sáng xanh. 


Để thấy được mối nguy hiểm của ánh sáng xanh đến da, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Ánh sáng xanh là gì?

ánh sáng xanh


Ánh sáng xanh là cách gọi nôm na của HEV Light – ánh sáng nhìn thấy được trong dải màu tím – xanh lam của quang phổ. Ánh sáng xanh có bước sóng khoảng từ 380 nanomet (nm) đến 500 nm và là một trong những bước sóng ngắn nhất trong quang phổ. 
Có thể tìm thấy ánh sáng xanh ở: tia nắng mặt trời, màn hình ti vi, điện thoại, máy tính, ánh sáng từ bóng đèn huỳnh quang… Trong đó mặt trời là nguồn phát ra nhiều ánh sáng xanh nhất. Các thiết bị điện chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đó. Tuy nhiên, thời gian chúng ta tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong ngày rất nhiều. Điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. 

Có thể bạn quan tâm: Kem Chống Nắng: SPF Có Quan Trọng Không Và Nên Chọn Loại Nào?


2.Tác hại của ánh sáng xanh mang đến cho da.

ánh sáng xanh


Thúc đẩy quá trình lão hóa.

ánh sáng xanh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng xanh thúc đẩy quá trình oxy hóa ở da. So với hai tia UVA và UVB, blue light có thể thâm nhập sâu vào da hơn. Ánh sáng xanh có khả năng xuyên đến lớp hạ bì của da. Đây là nơi “cư ngụ” của collagen và elastin. Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng này kích thích sự hình thành của các gốc tự do. Điều này góp phần phá hủy collagen và elastin, từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa da. Kết quả mà bạn nhận được chính là sự xuất hiện của các nếp nhăn và làn da dần mất đi độ đàn hồi tự nhiên.

Xem thêm: Kem Chống Nắng Và Những Bí Ẩn về Kem Chống Nắng Quang Phổ Rộng


Tăng sắc tố da và làm trầm trọng hơn các vết thâm mụn.

ánh sáng xanh


Bên cạnh tác nhân gây lão hóa, tác hại của ánh sáng xanh còn gây ra hiện tượng tăng sắc tố da. 

Thói quen sử dụng điện thoại thường xuyên khiến làn da phải tiếp xúc gần hơn với ánh sáng xanh. Các chuyên gia da liễu cho biết blue light có khả năng kích thích sự phát triển của sắc tố da. Đây là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề về da như nám và sạm màu. Ngoài ra, các vết thâm mụn được cho là khó lành hơn khi thường xuyên để điện thoại gần với mặt.


  Xuất hiện quầng thâm dưới mắt

ánh sáng xanh


Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị đèn LED điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Càng sử dụng điện thoại lâu vào buổi tối bạn sẽ càng bị mất ngủ nhiều hơn, điều này dẫn đến các mạch máu dưới vùng da mắt không được cấp đủ oxy và gây ra tình trạng thâm quầng, bọng mắt.Bên cạnh những tác hại của ánh sáng xanh đối với làn da thì chúng còn gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như làm đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, mỏi mắt và mất ngủ nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm: 6 Cách Chăm Sóc Da Nhờn Tại Nhà Hiệu Quả Nhất


 3.Cách hạn chế tác hại của ánh sáng xanh

ánh sáng xanh


Cách hiệu quả và nhanh nhất chính là trang bị cho các thiết bị điện tử màn hình chống ánh sáng xanh. Phương pháp này phù hợp với những người có nhu cầu sử dụng điện thoại và máy tính cao. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm những bí quyết chăm sóc và bảo vệ da khỏi ánh sáng xanh. 

ánh sáng xanh

Hiện nay, thị trường mỹ phẩm cũng dần ra mắt những sản phẩm anti-blue light. Trong đó, dòng mỹ phẩm phổ biến nhất chính là kem chống nắng.
Ánh sáng xanh nhân tạo dù chỉ chiếm tỷ lệ 10% nhưng lại tiếp xúc gần nhất với da. Vì thế việc bảo vệ da bằng các sản phẩm mỹ phẩm có khả năng chống ánh sáng xanh là vô cùng cần thiết, giúp hạn chế hết mức những ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và chức năng của da. Vì vậy, hiện nay HEMIA đang sản xuất các sản phẩm hỗ trợ chống lại tác động của ánh sáng xanh hiệu quả HOT nhất 2021 này. Nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Xem thêm: Kem Chống Nắng Vật Lý Lai Hoá Học Và Những Điều Bạn Chưa BiếtKem Chống Nắng: SPF Có Quan Trọng Không Và Nên Chọn Loại Nào?

 
 
 

← Bài trước Bài sau →